Nachrichten über Korea

Druckenschließen

Lễ Trọng Thể Mùa Xuân năm 2012, Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Phục Sinh

  • Nation | Hàn Quốc
  • Datum | 05. April 2012
Đại Lễ Lễ Vượt Qua 2012
ⓒ 2012 WATV
Đại Lễ Lễ Vượt Qua mà các thánh đồ của Siôn mong chờ, đã được cử hành cùng lúc tại tất thảy các Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở toàn Hàn Quốc và trên khắp cả thế giới vào buổi tối ngày 5 tháng 4, là ngày 14 tháng giêng thánh lịch.

Lễ Vượt Qua là lễ trọng thể đã được lập ra bởi Đức Giêhôva, với ý nghĩa là “Lễ trọng thể thoát khỏi tai vạ” vào 3500 năm trước, là thời đại Môise. Ngày này đã là “Ngày kỷ niệm Đấng Cứu Chúa” đã làm cho người dân Ysơraên được thoát khỏi tai nạn, và được phóng thích khỏi cuộc sống nô lệ ở Êdíptô, rồi hướng đến xứ của lời hứa. Vào buổi tối một ngày trước khi Đức Chúa Jêsus Christ hy sinh trên thập tự giá cách đây 2000 năm trước, Ngài lập “giao ước mới” bằng bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua, biểu tượng cho thịt và huyết của Ngài. Ngài đã ban Lễ Vượt Qua cho loài người, như là lời hứa ban cho sự sống đời đời chứa đựng hy sinh của Đấng Christ. Vào ngày này, 1 triệu 690 nghìn thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới giữ chí thánh Lễ Vượt Qua, là lời hứa của sự cứu rỗi và sự sống đời đời, và là ngày kỷ niệm Đấng Cứu Chúa.
 
Khoảng 3 nghìn thánh đồ đã tham gia Đại Lễ Lễ Vượt Qua ở đền thánh Giêrusalem Mới tại Bundang, Gyeonggi. Trong giờ lễ phần 1, là lễ thờ phượng nghi thức rửa chân, đã được cử hành từ 6 giờ tối, thì Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã căn cứ Kinh Thánh, mà giải thích rằng để dự phần vào thánh thể và huyết báu của Đấng Christ, thì chúng ta phải tham gia vào nghi thức rửa chân, là nghi thức mà đích thân Đấng Christ đã làm gương.
 
ⓒ 2012 WATV
ⓒ 2012 WATV
Nghi thức rửa chân là nghi thức mà các thánh đồ nhất định phải cử hành, trước khi giữ Lễ Vượt Qua. Hơn nữa, đó cũng vừa là nghi thức của tình yêu thương mà Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã đích thân làm gương đạo lý hạ mình và hầu việc cho các con cái. Sau khi kết thúc lễ thờ phượng, các thánh đồ cử hành nghi thức rửa chân theo tấm gương của Đấng Christ, và dâng cảm tạ lên tình yêu thương sâu rộng của Đức Chúa Trời, được ẩn chứa trong nghi thức rửa chân.

Trong giờ lễ phần 2, là lễ thờ phượng chúc tạ, thì Mẹ đã cầu khẩn cho mọi thánh đồ giữ Lễ Vượt Qua trên khắp thế giới. Mẹ đã dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời Cha, là Đấng đã thông qua Lễ Vượt Qua mà ban sự sống cho các con cái đã gánh nặng tội lỗi của sự chết và đương sống cuộc đời khổ nạn. Mẹ đã cầu mong cho các con cái đã giữ Lễ Vượt Qua, có thể được thoát khỏi mọi tai nạn, và được nhận phước lành của sự sống đời đời và sự cứu rỗi, và Mẹ cầu nguyện tiếp cho các con cái có thể được đi vào Nước Thiên Đàng với đức tin đầy đủ. Hơn nữa, Mẹ đã gửi lời cảm ơn và khen sự vất vả của các con cái đã sốt sắng rao truyền lẽ thật của sự sống, và dặn rằng “Hãy rao truyền Lễ Vượt Qua cho nhiều người hơn để cùng thoát khỏi tai nạn và cho họ trở thành công dân trên trời.”

Mục sư Kim Joo Cheol đã giảng đạo về ý nghĩa của bánh và rượu nho trong Lễ Vượt Qua. Đức Chúa Jêsus Christ là Thực Thể của trái sự sống mà loài người đã đánh mất vì tội lỗi. Lễ Vượt Qua là ngày ăn uống bánh và rượu nho biểu tượng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, là hợp đồng (covenant, giao ước) mà Đức Chúa Trời đã ký kết với loài người để chúng ta có thể được ăn trái sự sống đã từng bị mất. Mục sư Kim Joo Cheol đã cảm tạ về sự thật rằng các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời có thể ở trong phước lành như thế này, và mục sư đã dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời đã ban Lễ Vượt Qua, là giao ước đời đời, cho chúng ta để được đến với sự sống đời đời.

Thông qua lễ thờ phượng chúc tạ nối tiếp, các thánh đồ đã ăn uống bánh và rượu nho biểu tượng cho thịt và huyết chí thánh của Đấng Christ. Các thánh đồ đã trở thành một chi thể với Đấng Christ và được đạt đến lời hứa của sự cứu rỗi, đã quyết tâm rằng sẽ nghĩ đến sự hy sinh và tình yêu thương của Đấng Christ được chứa trong giao ước mới, rao truyền lẽ thật của sự sống cho nhiều người hơn, và thực tiễn tình yêu thương ấy.

 
Đại Lễ Lễ Bánh Không Men 2012
 
ⓒ 2012 WATV
Đức Chúa Jêsus Christ đã cùng các sứ đồ ăn bữa tối cuối cùng, là Lễ Vượt Qua, và vào hôm sau thì Ngài đã bị hy sinh trên thập tự giá. Ngày này là Lễ Bánh Không Men (Lễ Khổ Nạn). Lễ Bánh Không Men là lễ trọng thể kỷ niệm khổ nạn của người dân Ysơraên, sau khi ra khỏi Êdíptô thì đã bị quân đội Êdíptô dượt đuổi theo cho đến khi vượt qua Biển Đỏ. Đức Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm lời tiên tri của Lễ Bánh Không Men, lễ trọng thể của sự khổ nạn, bởi Ngài đã chịu mọi sự khổ nhọc như bị quân lính La Mã đánh roi, bị nhạo báng, và chịu nỗi đau trên thập tự giá.

Vào ngày 6 tháng 4 (ngày 15 tháng 1 thánh lịch), Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới đã dâng Đại Lễ Lễ Bánh Không Men. Để dự phần vào nỗi đau của Đấng Christ, các thánh đồ đã kiêng ăn từ 12 giờ đêm Lễ Vượt Qua đến 3 giờ chiều, là giờ Đức Chúa Jêsus đã bị hy sinh trên thập tự giá, mà tham gia vào Lễ Bánh Không Men bằng lòng ăn năn, hối cải (Mác 2:20).

Nhân Lễ Bánh Không Men, Mẹ đã cầu nguyện cảm tạ lên Cha, là Đấng đã không quản ngại mọi sự hy sinh, duy chỉ vì sự cứu rỗi của con cái từ thời Sơ Lâm đến thời Tái Lâm. Hơn nữa, Mẹ đã cầu khẩn cho các con cái hầu việc anh em chị em bằng tấm lòng khiêm tốn nhờ mang theo tình yêu thương của Cha trong lòng, và rao truyền sự sáng của tình yêu thương đến thế gian nguội lạnh tình yêu.

Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã giải thích rằng “Khổ nạn vì Tin Lành, là ‘khổ nạn tốt’ để chúng ta, là cái chưa được trọn vẹn, được sanh lại mới trở thành cái được trọn vẹn. Thông qua sự thử thách, chúng ta có thể nhận biết về phước lành và giá trị của vinh hiển sẽ hưởng” và nói tiếp rằng “Điều quan trọng không phải là đích thân sự khổ nạn, mà là tấm lòng và thái độ đón nhận sự khổ nạn ấy.” Tiếp theo, mục sư đã nhấn mạnh lần nữa về nỗi đau mà Đấng Christ đã chịu vì tội lỗi của chúng ta, và tha thiết xin rằng “Hãy luôn nghĩ đến Đức Chúa Trời, là Đấng coi nỗi đau đớn thê thảm như niềm vui vì Ngài chỉ mong muốn sự cứu rỗi của con cái, và hãy theo dấu chân ấy để có đức tin lớn có thể thắng bất cứ sự khổ nạn bằng lòng cảm tạ.” (Rôma 8:16-18, I Phierơ 2:19-25, II Timôthê 4:1-5, I Phierơ 5:10, I Phierơ 4:1-2)

Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Thánh Linh, là Thánh Linh và Vợ Mới, đã đến thế gian này rồi. Đức Chúa Trời Cha đã đi trên con đường khổ nạn của Tin Lành 37 năm, và Đức Chúa Trời Mẹ đang đi trên con đường của sự hy sinh vì con cái cho đến tận giây phút này. Các thánh đồ thấu hiểu tình yêu thương sâu thẳm của Đấng Christ, được ẩn chứa trong Lễ Bánh Không Men, và họ đang vác thập tự giá mình theo sau Cha Mẹ, và vui mừng mà đi trên con đường của Tin Lành.

 
Đại Lễ Lễ Phục Sinh 2012

ⓒ 2012 WATV
Vào Chủ nhật, ngày 8 tháng 3, Đại Lễ Lễ Phục Sinh đã được tổ chức để kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Jêsus đã phá vỡ quyền thế của sự chết và tối tăm, mà sống lại sau ba ngày đã chết.

Sự phục sinh của Đức Chúa Jêsus đã được tiên tri thông qua việc làm của Môise. Những người dân Ysơraên đã ra khỏi xứ Êdíptô bởi năng lực của Đức Chúa Trời, rồi bị quân đội Êdíptô đuổi theo, và được vượt qua Biển Đỏ theo Môise. Vào buổi mai, khi người dân Ysơraên đã được lên trên đất liền thì biển từng phân rẽ ra, đã lại trở lấp và chôn tất thảy các quân đội Êdíptô đã đuổi theo người dân dưới biển, nhờ đó, người dân Ysơraên được thoát khỏi từ vòng tay của Êdíptô, trở thành người tự do và hướng đến thế giới mới. Lễ Trái Đầu Mùa là lễ trọng thể đã bắt nguồn từ việc này. Trong Cựu Ước, thầy tế lễ đã đưa qua đưa lại bó lúa dầu mùa, là trái đầu mùa, trước mặt Đức Chúa Trời, hầu cho bó lúa đó được nhậm, vào ngày sau lễ Sabát, sau Lễ Bánh Không Men (Chủ nhật). Đúng vào ngày này, Đức Chúa Jêsus đã phục sinh với tư cách là trái đầu mùa của những kẻ ngủ, vào buổi sớm mai ngày sau lễ Sabát, sau Lễ Bánh Không Men, là ngày mà Ngài đã bị hy sinh trên thập tự giá.

Mẹ đã dâng cảm tạ lên Cha vì Ngài đã ban sự trông cậy sống cho các con cái bằng cách cho thấy tấm gương của sự phục sinh, rồi Mẹ cầu khẩn để hết thảy các thánh đồ được dự phần vào sự vinh hiển của phục sinh và biến hóa. Thêm nữa, Mẹ đã cầu mong rằng các con cái đã thiếu đức tin, được phục sinh về đức tin, và những linh hồn rơi vào sự thất vọng, được mở mắt linh hồn để nhận biết rõ tình yêu thương của Đức Chúa Trời và có được sự trông cậy của sự phục sinh.
 
Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã giải thích về mối quan hệ giữa lời tiên tri của Lễ Trái Đầu Mùa vào thời đại Cựu Ước, và sự ứng nghiệm của Lễ Phục Sinh vào thời đại Tân Ước. Và mục sư đã làm chứng rằng “Theo việc làm của Đức Chúa Jêsus đã bẻ bánh làm mở mắt phần hồn cho hai môn đồ đương đi Emmaút, chúng ta cũng phải giữ Lễ Phục Sinh (Resurrection Day) y như Kinh Thánh, bẻ bánh làm cho mở mắt phần hồn, thì mới có thể đạt tới phục sinh của sự sống.” (Luca 24:13-34) Hơn nữa, mục sư đã khuyên rằng “Hai môn đồ vốn đã nản lòng và thất vọng vì sự chết của Đức Chúa Jêsus, nhưng sau khi bẻ bánh của Lễ Phục Sinh thì đã trở về Giêruslem với niềm vui và hy vọng. Giống như vậy, nhân Lễ Phục Sinh, chúng ta cũng hãy làm mới cho vững đức tin hướng về Đức Chúa Trời Mẹ, là Thực Thể của Giêrusalem(Galati 4:26), theo sự dẫn dắt của Mẹ cho đến cuối cùng, và tham gia phục sinh vinh hiển.”

Sau khi kết thúc lễ thờ phượng, các thánh đồ đã bẻ bánh của Lễ Phục Sinh, nhận biết trọn vẹn ân huệ của Đức Chúa Trời Êlôhim, và cầu mong rằng đức tin sốt sắng của các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai vào 2000 năm trước, được phục sinh vào thời đại này. Các thánh đồ còn mong muốn rằng mọi người được mở mắt của tấm lòng và có được sự trông cậy trên trời vĩnh cửu, và chia sẻ bánh của Lễ Phục Sinh với gia đình và hàng xóm.